Soi kèo góc Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
èogócArsenalvsManCityhngàlịch thi đấu bóng đá giải vô địch ý Phạm Xuân Hải - 02/02/2025 05:25 Kèo phạt góc
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Bangkok United FC vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 2/2: Chiến thắng nhọc nhằn
-
Cán cân quyền lực Trung Đông sau khi chính quyền Assad sụp đổMinh Phương (Dân trí) - Chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad sụp đổ đánh dấu chấm hết cho 5 thập niên lãnh đạo của gia tộc này, đồng thời định hình lại cán cân quyền lực trong khu vực.
Sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad gần như là điều không thể tưởng tượng được, chỉ tới khi lực lượng đối lập bắt đầu chiến dịch tấn công từ thanh trì ở Idlib, phía Tây Bắc đất nước.
Đây là bước ngoặt đối với Syria. Ông Assad lên nắm quyền vào năm 2000 sau khi cha ông là Hafez, người đã lãnh đạo đất nước trong 29 năm, qua đời. Ông Assad kế thừa một cấu trúc chính trị được kiểm soát chặt chẽ, khiến cho phe đối lập gần như không thể trỗi dậy.
Với sự hậu thuẫn của Nga và Iran, ông Assad đã đánh bại lực lượng đối lập và nắm quyền lãnh đạo đất nước. Nga đã sử dụng sức mạnh không quân của mình, còn Iran cử cố vấn quân sự đến Syria, trong khi Hezbollah, lực lượng dân quân ở Li Băng do Iran hậu thuẫn, cũng triển khai các chiến binh được huấn luyện bài bản cho Damascus.
Tuy nhiên, lần này, Syria đã không được hỗ trợ, khiến cho chính quyền của ông Assad buộc phải đầu hàng và Damascus rơi vào sự kiểm soát của nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS).
Thời kỳ lãnh đạo kéo dài 50 năm của gia tộc ông Assad kết thúc rõ ràng sẽ định hình lại cán cân quyền lực trong khu vực.
Iran
Đầu tiên, Iran sẽ phải chấp nhận tầm ảnh hưởng của mình bị suy giảm. Syria dưới thời ông Assad là "cây cầu" liên hệ giữa Iran và Hezbollah, và là chìa khóa để chuyển giao vũ khí và đạn dược cho nhóm này.
Bản thân Hezbollah đã bị suy yếu nghiêm trọng sau cuộc chiến kéo dài một năm với Israel và tương lai của họ vẫn chưa chắc chắn.
Trong khi đó, tại Syria, Israel liên tục nhắm mục tiêu vào nhân sự Iran và các tuyến đường tiếp tế được sử dụng để chuyển vũ khí cho các lực lượng ủy nhiệm của mình.
Sự sụp đổ của Aleppo và có khả năng là các thành phố khác giáp biên giới với Li Băng có thể làm gián đoạn thêm các tuyến đường đó, khiến Iran rơi vào thế khó.
Theo ông Trita Parsi, phó chủ tịch Quincy Institute, việc mất tầm ảnh hưởng ở Syria sẽ là "một đòn giáng mạnh" đối với Iran.
"Khoản đầu tư mà Iran đã thực hiện ở Syria là rất lớn, bao gồm một cây cầu đất liền quan trọng dẫn đến Li Băng. Chưa kể, liên minh mà Iran thiết lập với chính quyền ông Assad cũng đã tồn tại trong suốt lịch sử của nước này", ông nói.
Houthis ở Yemen, một lực lượng khác được Iran hỗ trợ, cũng nhiều lần bị nhắm mục tiêu trong các cuộc không kích. Tất cả các lực lượng này, cùng với lực lượng dân quân ở Iraq và Hamas ở Gaza, hiện đã bị tổn hại nghiêm trọng.
Ông Parsi cho biết Iran có thể sử dụng các lực lượng ủy nhiệm của mình trong khu vực để làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán tiềm năng với chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
"Nếu Iran mất quá nhiều vị thế của họ trong khu vực, liệu họ có quá yếu thế để đàm phán không? Nhưng nếu họ phản công để cố gắng giữ lại vị thế, liệu họ có khiến cuộc chiến leo thang đến mức không còn khả thi về mặt ngoại giao nữa không? Rõ ràng, họ đang giữ thăng băng trên một sợi dây mong manh".
Israel
Cục diện hiện nay rõ ràng sẽ có lợi cho Israel, nơi Iran bị coi là mối đe dọa hiện hữu. Tuy nhiên, Israel cũng bị kẹt trong một tình thế khó khăn.
Trước đây, ông Assad vốn không gây ra mối đe dọa trực tiếp nào cho đất nước này, cụ thể là ông đã chọn không đáp trả các cuộc không kích thường xuyên của Israel vào Syria trong năm qua. Nhưng hiện tại, HTS lên nắm quyền lại có thủ lĩnh là Abu Muhammad Al Jolani, một cựu chiến binh al-Qaeda có tư tưởng Hồi giáo chống lại Israel.
Avi Melamed, một cựu quan chức tình báo Israel, nhận định: "Israel đang ở giữa Iran, các lực lượng ủy nhiệm của nước này và phiến quân Hồi giáo Syria. Không có lựa chọn nào là tốt đối với Israel, nhưng trước mắt, Iran và các lực lượng ủy nhiệm đang bị suy yếu, đó là tin tốt cho Israel".
Theo ông Melamed, miễn là Israel phải đảm bảo rằng cuộc chiến hiện tại của HTS sẽ không phát triển thành một "thách thức mới" cho nước này.
Các quốc gia Ả Rập
Thực tế mới của Syria đã thúc đẩy các quốc gia Ả Rập đưa tay ra giúp đỡ chính quyền ông Assad. Trong vài năm qua, Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) dẫn đầu các nỗ lực nhằm phục hồi chế độ này trong khu vực và quốc tế. Năm 2023, Syria được tái gia nhập Liên đoàn Ả Rập.
Sau hơn một thập niên bày tỏ sự ủng hộ đối với phe đối lập Syria, các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh, bao gồm Ả Rập Xê Út và UAE, hiện đứng về phía ông Assad.
Ông Parsi nói: "Vào năm 2011, rất nhiều quốc gia đã nhanh chóng đưa ra quan điểm rằng họ sẽ tốt hơn nếu chính quyền Assad sụp đổ và họ muốn loại bỏ ông ấy. Nhưng, Ả Rập Xê Út, UAE và các quốc gia khác trong khu vực hiện coi đây là một tình huống đầy thách thức và bất ổn đối với họ nếu ông Assad sụp đổ vào thời điểm này".
Theo BBC" alt="Cán cân quyền lực Trung Đông sau khi chính quyền Assad sụp đổ">Cán cân quyền lực Trung Đông sau khi chính quyền Assad sụp đổ
-
Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam Vũ Hoàng Liên phát biểu tại phiên hội thảo về trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây chiều ngày 22/11. Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom, Phó Chủ nhiệm VNCDC, cho biết năm nay là lần thứ 2 Câu lạc bộ thực hiện báo cáo về thị trường dịch vụ Data Center và Cloud, với mục tiêu cung cấp thông tin hữu ích cho các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn những bước đi thích hợp để thúc đẩy doanh nghiệp nội địa cung cấp dịch vụ tốt nhất cho người dùng.
Báo cáo năm nay được lập trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp thành viên của VNCDC, với biểu mẫu dữ liệu tham khảo theo mẫu báo cáo hàng tháng gửi Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) về doanh thu dịch vụ Cloud, Data Center.
Ngoài ra, báo cáo có tham khảo, trích dẫn các nguồn dữ liệu từ các công ty tư vấn, khảo sát thị trường trên thế giới và dữ liệu thị trường từ các doanh nghiệp trong Câu lạc bộ.
Báo cáo mới chỉ ra rằng, nhu cầu sử dụng dịch vụ Cloud tại Việt Nam đã tăng trưởng đột biến trong năm 2022, khi quy mô thị trường tăng lên 9.700 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2021.
Dịch Covid-19 đã đóng góp vào sự chuyển đổi số nhanh chóng của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề như du lịch và thương mại điện tử.
Năm 2022, sau khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ, các tổ chức và doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ số để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng mạnh nhu cầu sử dụng dịch vụ Cloud trong nước.
Tuy nhiên, sang năm 2023, tăng trưởng của thị trường Cloud đã chậm lại, phần lớn đến từ suy thoái kinh tế dẫn tới áp lực cắt giảm, tối ưu chi phí.
Sự tăng trưởng chậm lại được thấy rõ trong việc đo lường hiệu quả tiêu dùng dịch vụ đám mây và sự điều chỉnh của người tiêu dùng về lợi ích của đám mây.
Mặc dù tăng trưởng giảm, thị trường Cloud Việt Nam ước tính vẫn tăng trưởng 24,2% trong năm nay.
Nghiên cứu của VNCDC cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud nội địa đã đáp ứng kịp thời nhu cầu gia tăng, đưa mức doanh thu đạt được từ 900 tỷ đồng vào năm 2021 lên 2.362 tỷ đồng vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 37,4%.
Phân tích của bộ phận soạn thảo báo cáo thị trường Cloud Việt Nam năm 2023 dự đoán rằng thời gian từ nay đến năm 2025, thị trường sẽ không có biến động lớn.
Tốc độ phát triển kép giai đoạn 2023 - 2025 đạt từ 20% đến 23%. Đến năm 2025, quy mô thị trường Cloud Việt Nam sẽ đạt khoảng 768 triệu USD (18.432 tỷ đồng).
Đưa ra nhận định về khả năng phát triển của thị trường Cloud Việt Nam trong 2 năm 2024 và 2025, có tới 54,5% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này dự báo thị trường sẽ phát triển rất nhanh, và 45,5% số doanh nghiệp đánh giá thị trường sẽ có tốc độ phát triển nhanh.
Đáng chú ý, mặc dù có sự tiến bộ rõ ràng tại các doanh nghiệp lớn như Viettel, VNPT, CMC và FPT, song nghiên cứu mới của VNCDC cho thấy, đến nay các nhà cung cấp dịch vụ đám mây quốc tế vẫn giữ ưu thế trên thị trường.
Cụ thể, ông Đặng Tùng Sơn cho biết, trong báo cáo thực hiện năm 2021 của VNCDC, tỷ lệ thị phần dịch vụ Cloud giữa doanh nghiệp ngoại và doanh nghiệp trong nước là 80% và 20%, với phần lớn thuộc về các nền tảng Cloud toàn cầu.
Sau 2 năm, thị phần của các doanh nghiệp trong nước đã ‘nhỉnh’ hơn so với trước, đạt 22,2% và tỷ lệ thị phần của doanh nghiệp nước ngoài còn 77,8%.
“Con số hơn 2% là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud nội”, ông Đặng Tùng Sơn nhận xét.
Trước đó, trao đổi với VietNamNetvề câu chuyện phát triển hạ tầng Cloud Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam đã phân tích những lý do chính khiến cho các doanh nghiệp hạ tầng trong nước vẫn chiếm thị phần nhỏ bé trước các ông lớn công nghệ nước ngoài.
Theo ông Vũ Thế Bình, nhìn từ góc độ khách quan thì các nền tảng Cloud toàn cầu có nhiều lợi thế về nghiên cứu phát triển và sáng tạo, đi đầu và dẫn dắt xu thế, lợi thế về quy mô, sự hình thành đa dạng tiện ích cho khách hàng như một hệ sinh thái cùng chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, tại nhiều nước, thị phần Cloud phần lớn thuộc về các nền tảng toàn cầu.
“Ở góc độ chủ quan, chúng ta cũng thấy điều hiển nhiên là Cloud Việt Nam thất thế hơn các nền tảng toàn cầu về khía cạnh công nghệ, quy mô và có thể cả ở chiến lược cạnh tranh.
Một điểm dễ nhận thấy nữa là các doanh nghiệp Việt Nam đã chần chừ trong một thời gian khá lâu trước khi thực sự dấn thân vào thị trường Cloud.
Chúng ta xuất phát sau, lại yếu hơn các 'vận động viên chuyên nghiệp', thì bị bỏ xa cũng là chuyện bình thường”,ông Vũ Thế Bình nêu quan điểm.
Đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam cũng nhận xét, gần đây, các doanh nghiệp trong nước đã đẩy rất mạnh các nỗ lực nghiên cứu phát triển, tạo ra các sản phẩm dịch vụ Cloud, cũng như truyền thông mạnh mẽ để thu hút sự quan tâm của công chúng và khách hàng về Cloud.
“Chúng tôi tin rằng mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược phù hợp để từng bước chiếm lĩnh thị phần, và ít nhiều cạnh tranh với các nền tảng toàn cầu”, đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam chia sẻ.
" alt="Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud trong nước chiếm hơn 22% thị phần">Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Cloud trong nước chiếm hơn 22% thị phần
-
Bà con kiều bào đồng hành trên mọi hành trình của dân tộc Các Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam khóa IX và Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài đã chia sẻ các tâm tư, nguyện vọng và đề xuất những sáng kiến chống dịch Covid-19 và phát triển đất nước.
Chiều ngày 27/8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTW MTTQ) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam khóa IX và Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN).
Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam; ông Phạm Quang Hiệu, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN; ông Phùng Khánh Tài, Phó Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam chủ trì Hội nghị.
Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Nhà nước về NVNONN; Hội đồng tư vấn về Đối ngoại và kiều bào - UBTW MTTQ Việt Nam; Hội Liên lạc NVNONN; các đại biểu là Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam khóa IX là NVNONN, lãnh đạo Hội, đoàn người Việt Nam tại các điểm cầu ở các châu lục.
Nhiều hoạt động thiết thực
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Phùng Khánh Tài đã thông tin về kết quả công tác vận động, tập hợp, đoàn kết NVNONN của MTTQ Việt Nam.
Trong đó, MTTQ Việt Nam và Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đến cộng đồng NVNONN về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước.
Đồng thời, thường xuyên nắm bắt, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cộng đồng NVNONN đề xuất, kiến nghị; tham gia xây dựng, rà soát bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về NVNONN, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đó nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NVNONN; vận động NVNONN tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương đất nước...
Đặc biệt, trước những khó khăn mà bà con kiều bào đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Ban Thường trực UBTW MTTQ Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Nhà nước về NVNONN triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực nhằm vận động, tập hợp, đoàn kết NVNONN; cùng chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới.
Với tinh thần "lá lành đùm lá rách", phát huy "tình dân tộc, nghĩa đồng bào" bà con kiều bào dù còn đang gặp muôn vàn khó khăn nhưng vẫn hướng về quê hương, đất nước và có nhiều hoạt động thiết thực đóng góp Quỹ vaccine phòng chống Covid-19, cũng như hỗ trợ công tác phòng chống dịch trong nước.
Đến nay, tập thể, cá nhân NVNONN đã ủng hộ bằng tiền và hiện vật cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền gần 60 tỷ đồng. Thông qua MTTQ Việt Nam các cấp, Hội chữ thập đỏ và trực tiếp gửi tới bà con gặp khó khăn do mưa bão tại miền Trung trên 30 tỷ đồng cùng rất nhiều hiện vật thiết yếu.
Không chỉ vậy, những ngày qua, cộng đồng người Việt Nam với gần 30 tổ chức, hội nhóm tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp… đã phát động chiến dịch "Chung tay vì Việt Nam" và "10.000 liều vaccine cho Việt Nam".
Hoạt động đã thu hút được nhiều ủng hộ thiết thực, như trao tặng máy thở, nghiên cứu phát minh ra máy thở đưa về Việt Nam, đàm phán mua vaccine tặng người dân các tỉnh thành....
Phó Chủ tịch Phùng Khánh Tài ghi nhận và đánh giá cao nhiều kiều bào đã có những đóng góp thiết thực cho quê hương. Hoạt động tích cực của cộng đồng NVNONN nói chung và của các Ủy viên Ủy ban nói riêng đã góp phần vào công cuộc phòng chống Covid-19, góp phần xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tại Hội nghị, các Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam khóa IX và đại diện một số Hội, đoàn tập trung thông tin về những kết quả nổi bật trong công tác đoàn kết, tập hợp, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là những việc làm thiết thực trong công tác phòng, chống dịch ở nước sở tại.
Phát huy vai trò cầu nối
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu chia sẻ với bà con kiều bào những khó khăn trong thời gian qua do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Thứ trưởng đánh giá cao vai trò của các Ủy viên và dành lời cảm ơn đến đồng bào ta ở nước ngoài, dù dịch bệnh khó khăn nhưng vẫn có nhiều đóng góp trong các hoạt động phòng chống dịch Covid-19, ủng hộ đồng bào miền Trung bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng...
Ghi nhận những kiến nghị, đề xuất tâm tư nguyện vọng của bà con kiều bào gửi tới Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu cho biết, mới đây Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.
Kết luận tiếp tục khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về củng cố vững chắc đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân ở trong nước cũng như kiều bào ta ở nước ngoài nhằm phát huy mạnh mẽ sức mạnh toàn dân tộc cho phát triển đất nước.
Bên cạnh vận động bà con hướng về quê hương đất nước, Kết luận yêu cầu công tác đối với NVNONN phải tiếp tục thể hiện rõ tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; đáp ứng nguyện vọng chính đáng, từ đó động viên, khích lệ đồng bào tiếp tục nỗ lực vươn lên, khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực to lớn và hướng về quê hương, đất nước.
Theo Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu, về công tác hỗ trợ cộng đồng kiều bào nâng cao địa vị pháp lý, trong Kết luận 12 của Bộ Chính trị đã khẳng định phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho kiều bào về nước đầu tư, sinh sống và làm việc. Trong thời gian tới, Ủy ban Nhà nước về NVNONN sẽ khảo sát, tập hợp những vướng mắc của bà con kiều bào để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị cũng đã yêu cầu phải đẩy mạnh hơn nữa, cải thiện phương pháp dạy và học tiếng Việt cho NVNONN.
Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuẩn hóa hệ thống sách giáo khoa; phối hợp với các Hội đoàn NVNONN nhằm cải tiến hình thức dạy học qua hình thức dạy học trực tuyến để đưa tiếng Việt đến với cộng đồng NVNONN, không bị gián đoạn trong tình hình dịch bệnh.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu mong muốn, thời gian tới, bà con kiều bào sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối quan trọng, tích cực phản ánh tình hình và những kiến nghị của cộng đồng. Đồng thời, truyền tải các thông tin chủ trương, chính sách của Chính phủ, tình hình trong nước đến bà con. Không chỉ vậy, các Ủy viên tiếp tục là nhân tố kết nối, xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, hướng về quê hương đất nước.
Nhân dịp này, Thứ trưởng đề nghị các vị Ủy viên Ủy ban, các hội đoàn NVNONN phối hợp với Đại sứ quán tại các nước sở tại tham gia, phối hợp cùng kênh của Chính phủ tăng cường vận động, đẩy mạnh ngoại giao mua vaccine đạt hiệu quả cao nhất.
Sẵn sàng đáp ứng mong đợi của kiều bào
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã ghi nhận và đánh giá cao các Ủy viên Ủy ban, cộng đồng người Việt Nam, các Hội đoàn NVNONN đã dành những tình cảm, trách nhiệm với quê hương, trong đó phải kể đến những đóng góp về trí tuệ, công sức, vật chất để phát triển kinh tế cho đất nước, đặc biệt sự ủng hộ của kiều bào trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay.
Ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, nhiều kiều bào đã cùng đồng lòng, chung sức để cùng đất nước đẩy lùi dịch bệnh thông qua hoạt động tư vấn và chủ động tiếp cận các nguồn cung cấp để có sớm nhất, nhiều nhất nguồn vaccine chuyển về trong nước.
Theo Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam, sự đồng hành và hiến kế tâm huyết của kiều bào trên mọi hành trình của dân tộc bắt nguồn từ tinh thần yêu nước, luôn hướng về quê hương của những người con đất Việt xa xứ, "dù đi xa vạn đỗi, không phai nhòa nguồn cội Rồng Tiên".
Tính từ ngày 31/12/2020 đến nay, kiều bào từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có 362 dự án FDI đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 1,6 tỷ USD; trong 5 năm từ 2016-2020, tổng kiều hối đạt trên 88 tỷ USD; tổng số tiền kiều bào quyên góp, ủng hộ đất nước khi gặp khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh lên đến trên 100 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật, trang thiết bị, vật tư, y tế.
Điều đó cho thấy, kiều bào ta ở nước ngoài luôn san sẻ yêu thương, đùm bọc lẫn nhau khi cộng đồng gặp nhiều khó khăn, thể hiện đậm nét văn hóa tốt đẹp, truyền thống của người Việt Nam, như "cây có cội, sông có nguồn", "bầu ơi thương lấy bí cùng".
Qua những đóng góp ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến khẳng định, UBTW MTTQ Việt Nam sẽ phối hợp cùng với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu và tiếp thu đầy đủ để báo cáo với Đảng, Nhà nước những tâm tư, nguyện vọng của kiều bào, từ đó có những giải pháp cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con ở nước sở tại.
Trong thời gian tới, MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan sẽ tập trung triển khai, quán triệt hiệu quả nội dung Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác NVNONN trong tình hình mới. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các cơ quan liên quan để tiếp tục thúc đẩy công tác kiều bào ngày càng thực chất, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nữa sự mong đợi, nhu cầu của kiều bào.
Ông Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, MTTQ Việt Nam sẽ phối hợp cao nhất cùng với các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị tập trung phòng, chống dịch Covid-19.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam mong rằng, các Ủy viên Ủy ban, các Hội đoàn và kiều bào ta đang sinh sống ở nước ngoài hiến kế, đồng lòng chung sức để tham gia kết nối, vận động cùng Chính phủ và các cơ quan ở Việt Nam mua vaccine, nhận tặng vaccine được nhiều nhất, nhanh nhất có thể.
Trong thời gian tới, Ủy viên UBTW MTTQ Việt Nam tiếp tục nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của kiều bào để phản ánh, kiến nghị tới Đảng, Nhà nước và Mặt trận; vận động kiều bào hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động do Mặt trận phát động. Đặc biệt là chủ trương của Đảng, Nhà nước, lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam về phòng, chống dịch Covid-19 và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực trong cộng đồng nhằm củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhân dịp này, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cũng mong muốn kiều bào tiếp tục quyên góp ủng hộ kinh phí, vật tư, thiết bị y tế, vận động nguồn lực vaccine qua đầu mối MTTQ Việt Nam để Mặt trận phân bổ kịp thời phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Mặc dù diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp ở Việt Nam và trên toàn thế giới, nhưng Chủ tịch Đỗ Văn Chiến tin tưởng, "với ý chí, tình cảm, sức sáng tạo và tình đoàn kết của người Việt Nam nhất định chúng ta sẽ kiểm soát, đẩy lùi, vượt qua đại dịch, sớm trở lại cuộc sống bình thường. Mong kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đoàn kết, bình an và hạnh phúc".
" alt="Bà con kiều bào đồng hành trên mọi hành trình của dân tộc">Bà con kiều bào đồng hành trên mọi hành trình của dân tộc
-
Nhận định, soi kèo Neom SC vs Al Jubail, 20h15 ngày 4/2: Khách ‘tạch’
-
Nam sinh lớp 9 tử vong dưới hồ nước ở TPHCMXuân Đoàn (Dân trí) - 4 học sinh dẫn nhau ra hồ nước trong Khu Công nghệ cao chơi và câu cá. Một em bị chìm dưới hồ, 3 người còn lại chạy đi hô hoán nhưng không cứu kịp.
Ngày 1/12, Công an TP Thủ Đức, TPHCM, đang điều tra nguyên nhân một nam sinh lớp 9 tử vong dưới hồ nước trong Khu Công nghệ cao.
Khoảng 16h cùng ngày, 3 bé trai chạy tới chốt bảo vệ Khu Công nghệ cao báo tin có bạn bị chìm dưới hồ nước trên đường D15, phường Tăng Nhơn Phú B.
Các bảo vệ đến hiện trường lội xuống hồ tìm kiếm, phát hiện bé trai đuối nước liền vớt lên bờ hô hấp nhân tạo. Nhân viên y tế sau đó đến kiểm tra nhưng xác định nam sinh này đã tử vong.
Công an TP Thủ Đức đã đến khám nghiệm hiện trường, đưa 3 học sinh còn lại về trụ sở lấy lời khai. Nạn nhân được xác định là em H.A.K. (14 tuổi, quê Sóc Trăng).
Mẹ của nạn nhân kể, khoảng 11h trưa cùng ngày, có 3 người bạn tới phòng trọ trên đường Tú Xương, phường Tăng Nhơn Phú B (TP Thủ Đức) rủ K. đi chơi, đến chiều thì xảy ra vụ việc.
K. đang học lớp 9 trường THCS Hiệp Phú (TP Thủ Đức). Hay tin học sinh bị nạn, các thầy cô cũng đến chia buồn cùng gia đình.
Hồ nước nơi xảy ra vụ việc rộng hàng nghìn mét vuông. Một bảo vệ Khu công nghệ cao cho biết mực nước dưới hồ sâu gần 2m.
" alt="Nam sinh lớp 9 tử vong dưới hồ nước ở TPHCM">Nam sinh lớp 9 tử vong dưới hồ nước ở TPHCM
- 最近发表
-
- Soi kèo phạt góc Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- Những cư dân đầu tiên Eco Central Park nhận sổ đỏ
- Thông tin mới nhất về vụ nam thanh niên Việt Nam bị sát hại ở Nhật Bản
- Lão tướng Đào Ngọc Thanh từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Vinaconex
- Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà
- Ông Trump được dự báo "chắc thắng" theo số liệu bỏ phiếu sớm
- Ukraine cáo buộc Nga lần đầu tấn công bằng tên lửa đạn đạo liên lục địa
- Vì sao Israel tập kích cả Syria khi điều 100 máy bay tấn công trả đũa Iran?
- Nhận định, soi kèo Pachuca vs Atlas, 8h00 ngày 2/2: Tiếp tục toàn thắng
- Giá rao bán nhà tập thể xập xệ ở Hà Nội ngang ngửa chung cư hạng sang
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Rennes vs Strasbourg, 23h15 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
- Các nghị sĩ Pháp trao đổi về việc tăng cường hợp tác với Việt Nam
- Thủ tướng thăm phòng họp Quốc hội, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Qatar
- 15 tuổi khởi nghiệp với nghề chăm sóc môi, cô gái thu hơn 3 tỷ đồng/năm
- Siêu máy tính dự đoán MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
- Nâng cao đạo đức cách mạng là sức mạnh chống chủ nghĩa cá nhân
- Nhờ cây giống này, lão nông Thái Bình lãi gần 1 tỷ đồng/năm, thoát cảnh sạt nghiệp
- Bị hại của Công ty Alibaba: Người muốn nhận tiền, người quyết đòi lại đất
- Nhận định, soi kèo Estrela vs Benfica, 3h30 ngày 3/2: Đẳng cấp lên tiếng
- Nga muốn bình thường hóa quan hệ với Mỹ
- Xe chở du khách Việt bị đánh bom ở Ai Cập, 4 người chết
- Chi tiết 27 dự án thu hồi đất Hà Nội mới công khai
- Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà
- 3 lời hứa của ông Trump với Ukraine
- Lợi thế giúp khu dân cư Đồng Nhưng thu hút nhà đầu tư
- Nội bộ Ukraine băn khoăn khi ông Zelensky công bố kế hoạch chiến thắng Nga
- Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
- CEO công ty bảo hiểm bị phục kích, sát hại giữa trung tâm New York
- Ông Trump sẽ đưa Nga
- ISW: Nga tăng tốc phản công ở Kursk trước khi cơ hội khép lại
- 搜索
-
- 友情链接
-